Bán đèn pin siêu sáng, đèn chuyên dụng chất lượng cao

Xe đạp thể thao là gì? Thiết kế, cấu hình của các dòng xe phổ biến nhất

Ngô Việt DũngNgô Việt Dũng Xe đạp thể thao là gì? Thiết kế, cấu hình của các dòng xe phổ biến nhấtFriday, 14 July, 2023

Xe đạp thể thao là loại phương tiện quen thuộc mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố, bao gồm một số loại như xe đạp biểu diễn, xe đạp đua hay xe đạp phượt - Touring Bike MTB … Tùy từng địa điểm, mục đích sử dụng và sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại xe phù hợp nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Shadow Việt Nam giải đáp thắc mắc xe đạp thể thao là gì, cũng như thiết kế và cấu hình của một số loại xe phổ biến. 

Thiết kế, cấu hình của dòng xe thể thaoThiết kế, cấu hình của dòng xe thể thao

1. Xe đạp thể thao là gì?

Xe đạp thể thao là loại phương tiện mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị, bởi nó có thiết kế và kiểu dáng vô cùng đa dạng. Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn cho mình loại xe phù hợp nhất tùy vào sở thích và địa hình sử dụng, cụ thể:

  • Nếu bạn đam mê chinh phục và khám phá, thích được trải nghiệm cảm giác mạnh trên những cung đường mòn thì xe đạp địa hình MTB chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo. Trong trường hợp này, hãy lựa chọn cho mình dòng xe đạp thể thao MTB hay còn gọi là xe đạp địa hình, xe đạp leo núi. 
  • Nếu yêu thích tốc độ cao trên những cung đường mượt mà thì lựa chọn dòng xe đạp đua Roadbike (hay xe đạp đường trường) sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. 
  • Nếu các kỹ năng đường phố đình cao là đam mê của bạn thì nên ưu tiên lựa chọn những chiếc xe thể thao BMX với phần bánh nhỏ và khung nặng.
  • Bạn cũng có thể gặp những chiếc xe đua thể thao Triathlon với thiết kế siêu khủng và được sử dụng chủ yếu trong các cuộc thi 3 môn phối hợp…

Tóm lại, tuỳ vào mục đích sử dụng và sở thích của người chơi mà xe đạp thể thao được chia ra làm nhiều loại. Bạn có thể phân biệt chúng thông qua thiết kế và cấu tạo, bởi cấu hình các loại xe thường được tối ưu để đem lại hiệu quả cao người dùng. 

Xe đạp thể thao là gì?Xe đạp thể thao là gì?

2. Cấu tạo của xe đạp thể thao

Xe đạp thể thao thường được làm từ những chất liệu bền và chắc chắn như nhôm, titanium, cacbon hay thép… Kiểu dáng và thiết kế rất đa dạng tùy vào mục đích và sở thích cá nhân của người dùng. 

Cấu tạo của xe đạp thể thao thông thường sẽ bao gồm các bộ phận chính như: Khung sườn xe, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái xe, bộ đề và hệ thống yên. 

2.1 Phần khung sườn xe 

Bộ phận này được cấu tạo từ các vật liệu cứng, khả năng chịu tác động cao như nhôm hay titanium… Phần khung sườn xe đóng vai trò như “xương sống” của xe đạp, bởi nó sẽ kết hợp những bộ phận khác nhau thành một thể thống nhất. 

Khung sườn xe gồm nhiều thành phần khác nhau như: khung sườn, phuộc và cốt yên.

Phần khung sườn xe đạp thể thaoPhần khung sườn xe đạp thể thao

2.2 Hệ thống truyền lực 

Bộ phận này được xem như trung tâm vận hành của xe, giúp xe chuyển động trơn tru và nhịp nhàng. Trong đó, hệ thống truyền lực được cấu tạo từ những bộ phận như: 

  • Bàn đạp 
  • Đùi trục giữa 
  • Bộ phận đĩa xe
  • Phần xích xe 
  • Líp
  • Bộ đề trước và sau 

Bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất là líp, được cấu tạo từ 2 phần nhỏ là cốt và vành. 

Khi tác động lực vào phần bàn đạp, lực sẽ truyền đến đĩa xe khiến dây xích chuyển động và tiếp tục truyền lực đến líp. Khi líp nhận thấy chuyển động sẽ tác động làm bánh sau xe quay. 

Cấu tạo đặc biệt của vành và cốt giúp líp xe chỉ quay theo một chiều và bánh xe đạp chỉ quay theo chiều thuận của líp. Cũng nhờ thiết kế này nên người dùng không cần đạp xe liên tục nhưng bánh vẫn có thể chuyển động tiến về phía trước. 

2.3 Hệ thống chuyển động 

Bộ phận chuyển động của xe đạp gồm có 2 bánh xe trước và sau. Phối hợp cùng hệ thống truyền lực sẽ giúp xe chuyển động nhẹ nhàng về phía trước. 

Trong đó, bánh xe đạp được tạo thành từ các bộ phận chính sau đây: 

  • Trục bánh: Làm từ chất liệu thép, bánh xe quay trên trục thông qua một bộ phận gọi là ổ bi. 
  • Moay-ơ: Được làm từ chất liệu thép và liên kết với vành bánh xe thông qua nan hoa. 
  • Nan hoa: Làm từ thép gồm các thanh nhỏ đan chéo vào nhau để bánh xe được căng đều. 
  • Vành bánh: Có thể làm từ hợp kim thép hoặc nhôm với đường kính thông thường là 650mm.
  • Săm và lốp: Làm từ chất liệu cao su tổng hợp, trong đó bề mặt lốp sẽ có nhiều gai và hoa văn giúp tăng độ ma sát, giảm thiểu trơn trượt trong quá trình sử dụng. 
  • Bộ đề trước và sau: Được trang bị trên một số mẫu xe đạp địa hình, dùng để điều chỉnh đĩa và líp. Lúc này, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhiều dạng địa hình khác nhau, hỗ trợ việc di chuyển trơn tru và dễ dàng. 

Hệ thống chuyển động xe đạp thể thaoHệ thống chuyển động xe đạp thể thao

2.4 Hệ thống lái xe 

Bộ phần này giúp người lái dễ dàng điều khiển sự chuyển động của xe theo ý muốn. Khi có lực tác động vào ghi đông sẽ truyền đến phần cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước điều khiển bánh trước chuyển động theo ý muốn. 

Có thể hiểu hướng di chuyển của xe phần nhiều phụ thuộc vào việc di chuyển của bánh trước. Hệ thống lái gồm 2 bộ phận cơ bản là tay lái (ghi đông) và cổ phuốc.

2.5 Hệ thống phanh xe 

Hệ thống phanh (hay thắng xe) cho phép người dùng điều chỉnh được tốc độ phù hợp hoặc dừng xe khi cần, từ đó giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. 

Hệ thống thắng xe gồm 3 bộ phận là tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.

Hệ thống phanh xe đạp thể thao Hệ thống phanh xe đạp thể thao

Ngoài ra, người ta còn chia ra làm 2 loại là phanh đĩa và phanh niềng dựa vào sự khác nhau ở đặc điểm cấu tạo: 

Loại phanh xe 

Phanh đĩa 

Phanh niềng 

Cấu hình 

Bao gồm một đĩa kim loại, hay còn gọi là “rotor” được gắn vào trung tâm bánh xe và nó được kích hoạt bằng dây phanh hoặc thủy lực. 

Đĩa phanh có thể xoay thông qua bánh xe cố định trên trục, còn dây phanh được gắn vào khung hoặc đĩa với tấm lót. Cơ chế hoạt động của loại phanh này là đè ép các trục quay của bánh xe để giảm tốc độ. 

Hay còn gọi là phanh cơ và chúng được kích hoạt thông qua một bộ phận đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. 

Cơ chế hoạt động của loại phanh này là ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay từ đó làm giảm tốc độ. 

Ưu điểm 

Không làm bào mòn vành xe, thích hợp với nhiều loại xe khác nhau và dễ thay thế. 

Kích thước nhỏ gọn, giá thành phải chăng

Nhược điểm 

Bóp liên tục khi đổ dốc có thể làm đĩa phanh và má phanh nóng vài trăm độ, có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của phanh

Có thể làm mòn vành xe do tác động của lực ma sát

2.6 Khu vực yên xe 

Là vị trí để người sử dụng ngồi xe ngồi lên trong suốt quá trình điều khiển. Thiết kế yên xe thoải mái sẽ giúp người dùng cảm thấy dễ chịu, mang đến trải nghiệm tốt hơn khi di chuyển trên các cung đường. 

Các bộ phận chính của yên xe bao gồm: 

  • Vỏ yên: Cấu tạo từ chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như da để đảm bảo độ êm, thoải mái cho người sử dụng. 
  • Yên cứng: Là khung cấu tạo nên hình dáng của yên xe, thường có phần mũi được thiết kế bo tròn. 
  • Khung dưới yên: Là phần kết nối yên xe với những bộ phận khác. Đa số các loại xe hiện tại đều có bộ phận này được cấu tạo theo 2 đường song song. Cũng có những loại xe khác với cấu tạo từ 1,3 hoặc 4 đường. 
  • Bộ phận siết: Là khớp nối giữa yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, đảm bảo yên xe được cố định chắc chắn. 
  • Bộ phận điều khiển độ cao yên xe: Cho phép người dùng điều chỉnh được độ cao của phần yên sau cho tư thế khi đạp xe được thoải mái và dễ chịu nhất. Ngoài ra, bộ phận này còn hỗ trợ hấp thụ và giảm đi sự rung, xóc truyền lên bởi khung xe trong quá trình di chuyển.

3. Một số lợi ích của việc sử dụng xe đạp thể thao mỗi ngày 

Việc đạp xe hàng ngày mang lại rất nhiều ích lợi không chỉ cho sức khỏe con người mà bảo bảo vệ môi trường sinh thái, có thể kể đến như: 

  • Hạn chế tích tụ mỡ thừa: Vận động thường xuyên với xe đạp sẽ hỗ trợ đốt cháy chất béo dự trữ lâu ngày, đồng thời cân bằng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Qua đó, không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn hạn chế mỡ thừa ở vùng bụng và đùi, tăng độ dẻo dai, khỏe khoắn. 
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Đạp xe hàng ngày là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng vì giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư, bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường…
  • Thư giãn và thoải mái: Đạp xe ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành là một cách hay để bạn giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi, giúp thư giãn tinh thần. 
  • Bảo vệ môi trường sống: Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng xe đạp tối thiểu 1 lần 1 tuần sẽ giảm được tối đa lượng khí CO2 thải ra trong môi trường, đồng thời giảm thiểu 20% sự nóng lên trên toàn cầu. 

4. Thiết kế, cấu hình của các dòng xe đạp thể thao phổ biến 

Sau khi đã tìm hiểu xe đạp thể thao là gì, Shadow Việt Nam xin được gửi đến bạn thông tin về thiết kế và cấu hình của một số dòng xe đạp phổ biến được nhiều người sử dụng: 

4.1. Xe đạp địa hình - Mountain Bike

Xe đạp địa hình hay MTB là loại xe dành cho những người yêu thích sự mạo hiểm, muốn trải nghiệm những cung đường nhiều sỏi đá với địa hình gồ ghề, dốc đá…

Ưu điểm 

  • Có khả năng di chuyển trên mọi địa hình khác nhau từ dốc, núi đến địa hình nhiều sỏi đá. 
  • Đi êm hơn do có phuộc giảm xóc 
  • Hạn chế hư hỏng nếu có va chạm 
  • Bánh xe kích thước lớn, nhiều gai nên dễ bám đường 
  • Tay lái có thiết kế thẳng giúp người lái ngồi một cách thoải mái, thẳng lưng và bớt mỏi cơ 
  • Hạn chế nguy cơ xịt lốp xe trong quá trình di chuyển

Nhược điểm

  • Tốc độ di chuyển chậm 
  • Trọng lượng xe tương đối nặng
  • Cần lắp thêm viền chắn bùn cho bánh sau và bánh trước 
  • Dễ gây tốn sức cho người lái kể cả trên các cung đường bằng phẳng. 

Thiết kế 

Khung xe to nặng, hầm hố với chất liệu bằng thép hoặc hợp kim nhôm và có một số dòng xe cao cấp được làm bằng carbon 

Cấu hình

  • Lốp xe thô to, có nhiều gai và hoa văn để tăng độ ma sát 
  • Xe được trang bị giảm xóc để hấp thụ xóc và giảm sang chấn từ tác động của địa hình. Một số dòng xe có 1 phuộc, một số loại được trang bị cả phuộc trước và phuộc sau. 
  • Bộ chuyển động được cấu tạo từ 2-3 đĩa trước cho đến 7-12 líp sau, cho ra tốc độ tối đa là 30speed và có thể hơn. 
  • Thiết kế ghi đông thẳng hỗ trợ tạo đà và tập trung sức mạnh lớn để di chuyển trên những cung đường khó khăn. 

Xe đạp địa hình - Mountain BikeXe đạp địa hình - Mountain Bike

4.2. Xe đạp đường trường - Road Bike 

Road Bike là loại xe được thiết kế riêng để sử dụng trên những con đường bằng phẳng, do đó trọng lượng của xe khá nhẹ và cũng không có trang trị giảm xóc ở bánh trước và bánh sau. 

Ưu điểm 

  • Di chuyển với tốc độ lớn trên đường bằng 
  • Lốp xe nhỏ giảm ma sát với mặt đường 

Nhược điểm

  • Dễ trơn trượt khi gặp trời mưa và dễ bị hư hỏng nếu va phải vật cản hay di chuyển trên đường gồ ghề 
  • Khung xe đạp mỏng nên cần hạn chế di chuyển trên những cung đường xấu 
  • Lốp xe nhỏ, vỏ xe mỏng dễ bị xì hoặc rách 
  • Giá cả đắt hơn so với mặt bằng chung 

Thiết kế 

Khung xe được làm từ hợp kim nhôm, carbon hoặc titanium nhằm giảm trọng lượng. Từ đó, giúp người lái dễ dàng tạo ra tốc độ lớn nhất, xe đi nhanh và tiết kiệm thời gian hơn. 

Cấu hình

  • Sử dụng lốp nhỏ, thường là loại 700C có bề mặt ít gai hạn chế ma sát với mặt đường. 
  • Thường trang bị phanh V mang đến hiệu suất cao, một số dòng xe cao cấp được trang bị phanh đĩa. 
  • Tay lái có thiết kế đặc biệt ứng dụng khí động học, mang đến hiệu quả tốt nhất cho người chơi, điển hình là dạng tay lái thả. 
  • Hệ thống chuyển động trang bị cho xe từ 14 đến 20, thậm chí lên đến 22 với sự kết hợp của 2 đĩa trước và 11 líp phía sau. 

Xe đạp đường trường - Road BikeXe đạp đường trường - Road Bike 

4.3. Xe đạp phượt - Touring Bike

Xe đạp phượt tích hợp đầy đủ các thế mạnh của dòng xe đạp leo núi và xe đạp đường trường. Xe có thiết kế đơn giản, thanh lịch, có thể mang vác được nhiều hành lý.

Ưu điểm 

  • Khung xe chắc chắn, lốp và ruột dày nên giảm hư hỏng nếu di chuyển nhiều 
  • Khung xe dài nên giảm hiện tượng mỏi cơ khi di chuyển 
  • Xe đạp đi phượt được thiết kế nhiều vị trí lắp thêm các phụ kiện như các loại túi và baga chở đồ 

Nhược điểm 

  • Dáng xe khá đơn giản và cổ điển, không bắt mắt, sáng tạo 
  • Xe nặng, kiểu dáng ko tối ưu khí động học, tốc độ chậm 
  • Hạn chế di chuyển trên những con đường gồ ghề như xe đạp leo núi.

Thiết kế 

Xe đạp phượt có thiết kế khá cơ bản, khung xe mảnh nhẹ làm từ hợp kim nhôm, thép hoặc titanium nên có khả năng tải trọng lớn

Cấu hình

  • Bộ chuyển tốc linh hoạt như những dòng xe đạp địa hình khác 
  • Hệ thống líp sau nhiều tầng, đĩa trước thường là bộ đôi đĩa 

Xe đạp phượt - Touring BikeXe đạp phượt - Touring Bike

4.4. Xe đạp biểu diễn - BMX

Là loại xe được thiết kế dành riêng cho những kỹ năng nhào lộn, biểu diễn nên thường có kích thước nhỏ gọn và cấu tạo đơn giản. 

Ưu điểm 

  • Di chuyển được trên những địa hình có độ khó cao như cầu thang, tường hay các mỏm đá 
  • Dễ dàng thực hiện được các kỹ thuật phức tạp 

Nhược điểm 

  • Đòi hỏi người chơi phải kiên trì thì mới đủ khả năng điều kiện được xe 

Thiết kế 

Khung xe nhỏ hơn so với xe đạp leo núi nhưng lại có khối lượng khá lớn

Cấu hình

  • Phần bánh nhỏ với nhiều gai to tăng độ bám 
  • Bộ chuyển động đơn tốc 
  • Phanh trang bị là phanh V hoặc phanh đĩa

Xe đạp biểu diễn - BMXXe đạp biểu diễn - BMX

4.5. Xe đạp thành phố - Hybrid bike

Dòng xe này có thiết kế kết hợp giữa xe đạp đua và xe đạp địa hình, do đó mang đến tốc độ di chuyển nhanh và linh hoạt. Tuy nhiên, xe có kết cấu vẫn khá chắc chắn nên phù hợp di chuyển trong nội thành.

Ưu điểm 

  • Bền nhẹ, ít hư hỏng
  • Dễ dàng di chuyển trên những cung đường gồ ghề với
  • Góc cổ hẹp giúp người dùng dễ dàng điều khiển và đánh lái 
  • Tay lái được thiết kế thẳng giúp người điều khiển ngồi thoải mái 

Nhược điểm 

  • Không phù hợp để leo núi hay di chuyển trên những cung đường khó. 

Thiết kế 

Khung xe mỏng và nhẹ vì thường được làm từ hợp kim nhôm. Bên cạnh đó, xe được trang bị thêm một số phụ kiện như: gác baga hay giỏ xe, đèn xe… nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng. 

Cấu hình

  • Lốp thường nhỏ và hẹp nhưng bề mặt có thêm nhiều gai để tăng ma sát, giúp xe di chuyển dễ hơn trên đường mòn. 
  • Bộ đề sau của xe là 7 hoặc 8 tốc độ, líp thường là líp 7 cấp hoặc 8 cấp 
  • Xe sử dụng phanh trang bị là phanh V hoặc phanh đĩa

Xe đạp thành phố - Hybrid bikeXe đạp thành phố - Hybrid bike

5. Các phụ kiện cần thiết để tăng cường trải nghiệm chơi xe đạp thể thao

Để tăng cường trải nghiệm đạp xe, bên cạnh những thắc mắc như xe đạp thể thao là gì hay lựa chọn loại xe nào cho phù hợp, dưới đây là một số dụng cụ hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo: 

5.1. Các phụ kiện hỗ trợ cho người chơi

Mũ bảo hiểm 

Không chỉ là phụ kiện giúp che nắng che mưa mà mũ bảo hiểm còn bảo vệ bạn khi tham gia giao thông hay di chuyển trên những cung đường nguy hiểm. Việc sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và tự tin khi di chuyển ở bất cứ đâu. 

Bên cạnh đó, lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm tốt khi đạp xe còn chống chịu được những va đập mạch từ bên ngoài, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của đầu với những vật thể nguy hiểm trên đường đi. 

Mũ bảo hiểm xe đạp thể thao

Mũ bảo hiểm xe đạp thể thao

Trang phục 

Để có được trải nghiệm đạp xe tuyệt vời thì hãy lựa chọn cho mình những loại trang phục hợp lý. Hạn chế sử dụng quần áo quá chật vì sẽ gây gò bó, thậm chí tạo nên những chấn thương ở vùng bẹn do cọ xát với yên xe trong thời gian dài. 

Lựa chọn tối ưu cho người đạp xe là các bộ quần áo chuyên dụng. Không chỉ tạo cảm giác dễ chịu, những bộ trang phục này còn giúp bạn tránh được những tác động từ thời tiết hiệu quả. Đồng thời có thể đựng những món đồ cá nhân như tiền mặt, điện thoại, gel năng lượng gọn gàng bằng túi sau lưng. Lựa chọn quần áo phù hợp còn dễ dàng thể hiện được cá tính của bản thân. 

Găng đeo tay 

Sử dụng găng tay với chất liệu thoáng khí sẽ giúp bạn thấm hút mồ hôi ở tay, giảm cảm giác trơn trượt khi lái. Bên cạnh đó, găng tay cũng được thiết kế với những tấm đệm tay ở vị trí phù hợp. Từ đó giảm sang chấn và cảm giác rung truyền lên từ khung xe đặc biệt là khi leo núi. 

Găng đeo tay xe đạp thể thao

Găng đeo tay xe đạp thể thao

Dụng cụ bảo hộ 

Dù đạp xe trên bất cứ địa hình nào thì bạn cũng đừng quên trang bị cho mình các dụng cụ bảo hộ. Đặc biệt là ở đầu gối, bàn tay hay khuỷu tay để hạn chế các tác động lực trực tiếp khi có các tình huống tai nạn bất ngờ xảy ra. 

Bình nước 

Vận động nhiều sẽ khiến bạn mất đi một lượng nước đáng kể theo đường mồ hôi. Do đó, đừng quên mang theo bình nước để bổ sung đầy đủ sau 15 phút một lần. Bạn có thể trang bị từ 1-2 bình nước, sau đó dừng lại ở các quán nước để nạp đầy nước vào bình. 

Bình nước xe đạp thể thao

Bình nước xe đạp thể thao

Balo chuyên dụng 

Với những chuyến đi xa, bạn sẽ phải mang nhiều đồ hơn như thức ăn, máy ảnh, đèn pin hay dây sạc… Chính vì vậy, đừng quên đem theo một chiếc balo để sắp xếp tất cả những dụng cụ cần thiết vào bên trong. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại balo phù hợp nhất. 

Giày đạp xe chuyên dụng

Không chỉ bảo vệ bàn chân tránh khỏi thương tích và các tác động từ thời tiết bên ngoài, chuẩn bị một đôi giày đạp xe chuyên dụng còn hỗ trợ việc đạp xe hiệu quả. Bởi lẽ, bàn chân chính là khu vực chịu trách nhiệm tạo ra lực tác động để truyền đến đùi đĩa, làm xích quay trên các bánh răng. Các giày đạp xe chuyên dụng có bộ phận can khóa chặt giày với pedal, khiến cho lực đạp được tận dụng tối đa cả khi đạp xuống và kéo chân lên. Từ đó, giúp xe tiến về phía trước nên bàn chân cũng là bộ phận rất dễ tổn thương. 

Giày đạp xe thể thaoGiày đạp xe thể thao 

5.2. Các phụ kiện hỗ trợ cho xe

Đèn pin xe đạp 

Với những chặng đường dài, đặc biệt là phải di chuyển trong đêm thì đèn pin xe đạp là phụ kiện đóng vai trò vô cùng cần thiết. Không chỉ tạo ra ánh sáng giúp bạn nhìn rõ đường đi mà còn hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, có nhiều loại đèn xe còn có thiết kế vô cùng độc lạ, thể hiện được cá tính của bản thân. 

Nếu bạn đang cần tìm mua đèn pin chất lượng với giá cả phải chăng thì có thể tham khảo ngay tại website của Shadow Việt Nam. Chúng tôi hiện đang kinh doanh rất nhiều mẫu đèn pin đa dạng, với độ chiếu sáng cao phù hợp với những người đi xe thể thao chuyên nghiệp, cần dụng cụ chiếu sáng đầy đủ. 

Miếng phản quang

Đây là phụ kiện tối ưu cho những ai thường di chuyển vào ban đêm, khi điều kiện ánh sáng yếu khiến người điều khiển xe khó xác định được phương hướng. Việc trang bị một số miếng cản quang sẽ giúp bạn di chuyển dễ hơn trên đường. 

Miếng phản quang xe đạp thể thaoMiếng phản quang xe đạp thể thao

Bộ dụng cụ sửa chữa mini

Nếu muốn trở thành một người chơi xe thể thao chuyên nghiệp, đừng quên tìm hiểu cách sửa chữa những lỗi hỏng hóc thường gặp bằng cách học hỏi những người có kinh nghiệm lâu năm. Bạn có thể trang bị cho mình một bộ dụng cụ sửa chữa mini, bao gồm bộ tool lục lăng, bộ vá săm, săm dự phòng và một chiếc bơm vì chúng là vật dụng vô cùng cần thiết trong tình huống cấp bách mà không thể gọi được cứu hộ. 

Chắn bùn

Nếu di chuyển trong điều kiện trời mưa hay đường lầy lội, nước và bùn phía sau có thể bắn lên làm bẩn quần áo. Lúc này, bạn hãy chuẩn bị cho chiếc xe của mình một bộ chắn bùn để giảm thiểu tác động của thời tiết trong quá trình di chuyển. 

Chắn bùn xe đạp thể thaoChắn bùn xe đạp thể thao

Hy vọng qua một số thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi xe đạp thể thao là gì, cũng như một số loại xe phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hay muốn tìm mua các loại đèn pin chuyên dụng để lắp vào xe đạp. Bạn đừng quên liên hệ ngay với Shadow Việt Nam để được tư vấn chi tiết và đầy đủ. 

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://shadow.vn/ 
  • Địa chỉ: 51A Phan Kế Bính, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0934 883 366
Bạn đang xem: Xe đạp thể thao là gì? Thiết kế, cấu hình của các dòng xe phổ biến nhất
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0934883366
x