Bán đèn pin siêu sáng, đèn chuyên dụng chất lượng cao

Xe đạp MTB là gì? Ưu nhược điểm và những vật dụng nên có khi đi xe đạp MTB

Ngô Việt DũngNgô Việt Dũng Xe đạp MTB là gì? Ưu nhược điểm và những vật dụng nên có khi đi xe đạp MTBFriday, 07 July, 2023

Với thiết kế dành riêng cho những hành trình mạo hiểm, xe đạp MTB luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu với những ai yêu thích khám phá, phiêu lưu. Để sử dụng thuần thục loại xe leo núi này, bạn phải luyện tập thường xuyên đồng thời chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Shadow Việt Nam giải đáp thắc mắc xe đạp MTB là gì cũng như các loại xe đạp MTB phổ biến trên thị trường hiện nay.

Thông tin về xe đạp MTB

Thông tin về xe đạp MTB

1. Xe đạp MTB là gì?

Xe đạp MTB (hay xe đạp Mountain Bike, xe đạp địa hình) là loại xe được sử dụng để di chuyển trên những cung đường khó khăn, nhiều chướng ngại vật như đồi núi, dốc đèo, đường rừng có sỏi đá. So với các loại xe di chuyển đường thành phố, xe đạp MTB có trọng lượng nặng hơn, khung xe to và được làm từ vật liệu chắc chắn. Bên cạnh đó, lốp xe cũng có rất nhiều gai, bám đường tốt và chống trơn trượt hiệu quả.

Nếu bạn đang thắc mắc thiết kế xe đạp MTB là gì thì dưới đây là một số đặc điểm về cấu tạo chi tiết của mẫu xe này:

  • Khung xe: Thường được làm từ chất liệu chắc chắn và bền bỉ, có khả năng chịu tác động cao như titanium, thép hay nhôm. Từ đó, mang lại độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài. Các bộ phận cấu tạo nên khung xe đạp MTB bao gồm khung sườn (Frame), cột yên (seat post) và phuộc (fork)
  • Bộ phận truyền lực: Chính là trung tâm điều khiển và vận hành xe đạp, giúp xe di chuyển trơn tru và êm ái hơn. Hệ thống bàn đạp bao gồm đùi trục giữa, đĩa xe, líp, xích xe và bàn đạp.
  • Bộ phận chuyển động: Hệ thống chuyển động của xe đạp MTB bao gồm 2 bánh xe trước và sau, hỗ trợ hệ thống truyền lực giúp xe di chuyển dễ dàng.
  • Bộ đề xe: Đa số các loại xe đạp địa hình MTB trên thị trường hiện nay đều được trang bị bộ đề trước sau để điều chỉnh hoạt động của hệ thống đĩa và líp. Từ đó, việc lái xe sẽ trở nên thuận tiện hơn, đặc biệt là trong những trường hợp di chuyển trên đường dốc, đồi núi có nhiều chướng ngại vật. Bộ đề xe bao gồm tay gạt đềm dây cáp và củ đề trước sau.
  • Bộ phận lái xe: Bao gồm tay lái (ghi đông) và phần cổ phốt, giúp người điều khiển xe đạp trơn tru và linh hoạt hơn theo ý muốn.
  • Hệ thống phanh xe: Bao gồm các bộ phận là tay phanh, dây phanh và cụm má phanh. Hệ thống này giúp điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc cho xe dừng hẳn nếu cần thiết, đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe.
  • Bộ phận yên xe: Phần yên của các mẫu xe MTB hiện nay đa số đều được thiết kế vô cùng êm ái, hạn chế tình trạng xóc nảy, khó chịu khi di chuyển trên các con đường xấu. Phần yên xe của xe đạp MTb bao gồm vỏ yên, khung dưới yên, phần yên cứng, bộ phận siết và bộ phận điều chỉnh độ cao.

Cấu tạo của xe đạp MTB là gì?

Cấu tạo của xe đạp MTB là gì?

2. Xe đạp MTB có bao nhiêu loại?

Bên cạnh thắc mắc xe đạp MTB là gì, nhiều người cũng tự hỏi không biết xe đạp MTB có bao nhiêu loại tất cả. Trên thị trường hiện nay có 3 loại xe đạp MTN phổ biến, với những đặc điểm khác nhau phù hợp cho từng điều kiện địa hình, đối tượng và nhu cầu đạp xe. Cụ thể:

2.1 Xe đạp MTB băng đồng (Cross-Country)

Đây là dòng xe phổ biến nhất trong số các mẫu xe MTB được bán trên thị trường hiện nay. Thân xe thường được làm từ các vật liệu nhẹ như carbon hoặc nhôm. Chất liệu này giúp xe di chuyển nhanh hơn, dễ đi qua các địa hình bằng phẳng, không có nhiều chướng ngại vật.

Xe băng đồng còn được chia thành 2 loại xe nhỏ hơn, bao gồm Hard Tail và Full Suspension. Trong đó, dòng xe Hard Tail được trang bị một hệ thống giảm xóc phía trước, phù hợp di chuyển ở địa hình ít chướng ngại vật và không có dốc. Trong khi đó, Full Suspension có cả giảm xóc trước và sau nên di chuyển thuận tiện trên những cung đường khó.

Xe đạp MTB băng đồng (Cross-Country)

Xe đạp MTB băng đồng (Cross-Country)

2.2 Xe đạp MTB leo núi (Freeride Mountain Bike)

Freeride Mountain Bike có thiết kế phần lốp to, bánh xe được làm từ chất liệu bền và hệ thống phanh, phuộc ăn hơn. Do đó, mẫu xe này phù hợp để di chuyển trên địa hình đồi núi hoặc nhiều dốc như ruộng bậc thang.

Xe đạp MTB leo núi (Freeride Mountain Bike)

Xe đạp MTB leo núi (Freeride Mountain Bike)

2.3 Xe đạp MTB đổ đèo (Downhill Mountain Bike)

Xe MTB đổ đèo không chỉ di chuyển được trên các cung đường đèo nhiều khúc cua mà còn phù hợp với địa hình xấu. Về thiết kế, thân xe rất to và dày, được trang bị từ 2-3 phuộc nên khả năng giảm xóc vô cùng tốt, giúp người đi điều khiển dễ dàng hơn.

Xe đạp MTB đổ đèo (Downhill Mountain Bike)

Xe đạp MTB đổ đèo (Downhill Mountain Bike)

3. Các lưu ý khi sử dụng xe đạp MTB

Vậy, những lưu ý khi sử dụng xe đạp MTB là gì? Trước tiên, bạn cần luyện tập nhiều lần để sử dụng nhuần nhuyễn các động tác đạp và phanh xe trên các loại địa hình. Không giống như trên những cung đường đơn giản, sử dụng phanh xe trên đường gồ ghề là một kỹ năng khó, không chỉ đơn giản là dừng hay bóp phanh mà còn phải xử trí thông qua rất nhiều bước.

Khi leo núi bằng MTB, hãy giữ tốc độ thật đều, đạp chân nhịp nhàng để không bị thụt lùi về phía sau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cúi người về phía trước để giảm sức cản. Không nên ngồi nhổm khỏi yên xe vì có thể làm bánh sau giảm độ bám.

Khi xuống dốc bằng MTB, hãy giữ bàn đạp song song với mặt đất. Điều này sẽ giúp bạn tránh va đập vào các chướng ngại vật như tảng đá hay viên gạch. Từ đó, hạn chế được tỷ lệ tai nạn đến mức tối đa.

Các lưu ý khi sử dụng xe đạp MTB

Các lưu ý khi sử dụng xe đạp MTB

4. Những phụ kiện không thể thiếu khi đi xe đạp MTB

Bên cạnh việc tìm hiểu xem xe đạp MTB là gì cũng như loại xe đạp nào đánh mua nhất, phụ kiện cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm. Trang bị đủ phụ kiện sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không mong muốn, mang đến trải nghiệm đạp xe tuyệt vời hơn bao giờ hết.

Mũ bảo hiểm

Nếu bạn đam mê xe đạp MTB và muốn chinh phục những cung đường khó, đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng. Phụ kiện này sẽ giúp bạn hạn chế được tác động từ các vụ va đập và những tai nạn đáng tiếc. Mũ bảo hiểm nên chọn loại làm từ chất liệu bền bỉ, nhẹ và đảm bảo thoáng khí.

Găng tay

Khi đạp xe đường dài, găng tay là phụ kiện giúp bạn bảo vệ những ngón tay và phần lòng bàn tay của mình khỏi chấn thương và xước xát. Bên cạnh đó, trong những tai nạn bất ngờ như ngã xuống từ trên xe, đa số mọi người đều có thói quen chống tay xuống đất để giữ vững cơ thể. Chính điều này là lý do làm cho tay bị chấn thương nặng. Và để hạn chế điều này, đừng quên chọn găng tay dày dặn và có đệm lót.

Găng tay xe đạp

Găng tay xe đạp

Bộ dụng cụ sửa chữa khẩn cấp

Nếu thường xuyên di chuyển trên những cung đường dài, việc chuẩn bị dụng cụ sửa xe khẩn cấp là vô cùng quan trọng. Trong đó, hãy chắc chắn bạn có đầy đủ cơ lê, tua vít, móc lốp và bu lông… Ngoài ra, còn phải có thêm bơm xe và xăm xe dự phòng. Và chắc chắn bạn cũng phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản liên quan đến việc sửa chữa xe để dùng khi cần thiết.

Bộ dụng cụ sửa chữa khẩn cấp

Bộ dụng cụ sửa chữa khẩn cấp

Đèn pin

Đa số những người sử dụng xe đạp MTB đều sẽ phải di chuyển trên những con đường xấu, thậm chí đi xe trong bóng đêm. Lúc này, việc trang bị đèn pin sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ rủi ro và hạn chế tai nạn hiệu quả. Bên cạnh đó, đèn pin cũng là phụ kiện báo hiệu cho mọi người xung quanh trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua đèn pin xe đạp chất lượng với mức giá phải chăng thì có thể tham khảo ngay thông tin tại trang web của Shadow Việt Nam. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại đèn pha, đèn hậu chất lượng cao từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Fenix hay Magicshine. Tất cả các sản phẩm tại đây đều được cam kết chính hãng và có mức giá vô cùng phải chăng.

Đèn pin xe đạp

Đèn pin xe đạp

Có thể thấy, xe đạp MTB luôn là một trong những dòng xe được nhiều người ưa chuộng nhất. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu xe đạp MTB là gì, cũng như các ưu nhược điểm và phụ kiện cần thiết. Nếu có nhu cầu tìm mua đèn pin để trang bị cho xe đạp của mình, đừng quên liên hệ với Shadow Việt Nam để được tư vấn đầy đủ.

Bạn đang xem: Xe đạp MTB là gì? Ưu nhược điểm và những vật dụng nên có khi đi xe đạp MTB
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0934883366
x