Bán đèn pin siêu sáng, đèn chuyên dụng chất lượng cao

Tổng hợp các thuật ngữ và khái niệm liên quan về chiếu sáng

Ngô Việt DũngNgô Việt Dũng Tổng hợp các thuật ngữ và khái niệm liên quan về chiếu sángMonday, 22 January, 2024

I- Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature (CCT)

Nhiệt độ màu của nguồn sáng ( bóng đèn) là nhiệt độ của vật bức xạ toàn phần ( vật đen) có cùng độ màu với nguồn sáng.
  • Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị độ K (Kelvin )
  • Nhiệt độ màu được chia thành 9 cấp độ màu khác nhau:
Ánh sáng              
Tên Gọi - Công Dụng
1900k
Ánh sáng nền
2200k
Ánh sáng đèn sợ đốt
2700k - 3000k
Vàng ấm
4000k - 4500k
Ngả vàng tự nhiên
4800k
Ánh Sáng mặt trời
5000k - 6000k
Ánh sáng trắng
7000k - 7500k
Ánh sáng trắng lạnh
10000k
Ánh sáng bầu trời


II- Chỉ số hoàn màu – Truyền đạt màu – Colour Rendering Index (CRI)

Chỉ số hoàn màu của nguồn sáng ( bóng đèn) là chỉ số thể hiện mức độ tương đương giữa sự nhận biết bằng mắt vật màu được chiếu sáng bằng nguồn sáng chuẩn và nguồn sáng thử trong những điều kiện quan sát nhất định.
  • Chỉ số hoàn màu (CRI) được tính bằng đơn vị %
  • Có 6 cấp độ hoàn màu:
Chỉ số hoàn màu (CRI)
100CRI : Là ánh sáng ban ngày có màu trung thực cao nhất
- 85-95CRI : Chỉ số chuẩn để chiếu sáng trong ngành in ấn, nghành có liên quan đến màu sắc như : pha chế sơn
- 70-85CRI : Là chỉ số trong chiếu sáng thông dụng trong hầu hết các loại bóng đèn.
- 50-70CRI : Ánh sáng bắt đầu làm môi trường, vật thay đổi màu nhẹ. Thường sử dụng trong sản xuất công nghiệp không cần độ chính xác màu cao hoặc ít có người hoạt động.
- 0-50CRI :  Ánh sáng làm thay đổi màu sắc hoàn toàn của vật. Màu trong nhợt nhạt và khác với thực tế


III- Phân loại đèn pha theo phân bố ánh sáng

Góc phân tán ánh sáng là góc giữa các hướng có cường độ sáng bằng 1/10 Imax thể hiện trên đường cong phân bố cường độ ánh sáng của bộ đèn được vẽ trong mặt phẳng đi qua trục tâm của đèn và hướng chứa Imax
a. Góc phân tán ánh sáng rộng
Góc tản sáng rộng là đèn có góc phân tán ánh sáng ∞ >60 độ
b. Góc phân tán ánh sáng trung bình
Góc tản sáng trung bình là đèn có góc phân tán ánh sáng 30 độ < ∞< 60 độ
c. Góc phân tán ánh sáng hẹp
Góc tản sáng hẹp là đèn có góc phân tán ánh sáng ∞ < 30 độ
 

IV- Hệ số đồng đều của độ rọi – Uniformity Ratio Of Illuminance

a. Hệ số đồng đều của độ rọi ngang – Uniformity Ratio Of Horizontal Illuminance
Hệ số đồng đều của độ rọi ngang Un được tính theo công thức: Un= En(min)/En(tb)
  • Un: Hệ số đồng đều theo phương ngang của độ rọi.
  • En(min): Giá trị độ rọi ngang nhỏ nhất trên mặt sân(lx)
  • En(tb): Giá trị độ rọi ngang trung bình trên mặt sân(lx)
b. Hệ số đồng đều của độ rọi đứng – Uniformity Ratio Of Vertical Illuminance
Hệ số đồng đều của độ rọi đứng Ud được tính theo công thức: Ud= Ed(min)/Ed(max)
  • Ud: Hệ số đồng đều theo phương ngang của độ rọi.
  • En(min): Giá trị độ rọi đứng nhỏ nhất tại độ cao 1,5m trên mặt sân(lx)
  • En(max): Giá trị độ rọi đứng lớn nhất tại độ cao 1,5m trên mặt sân (lx)
 

V- Hệ số duy trì – Maintenance Factor

Hệ số duy trì Mlà hệ số dự phòng được sử dụng trong tính toán chiếu sáng để đảm bảo rằng hệ thống chiếu sáng được thiết kế và xây dựng sẽ đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn quy định không chỉ ngay sau khi hoàn thành mà cả khi chất lượng của hệ thống chiếu sáng đã suy giảm sau một thời gian vận hành.
Hệ số duy trì được lựa chọn trong tính toán phụ thuộc vào các yêu tố:
  • Sự suy giảm quang thông của nguồn sáng trong quá trình sử dụng.
  • Cấp bảo vệ chống bụi – nước của bộ đèn.
  • Mức độ ô nhiễm của môi trường xung quanh.
  • Chu kỳ lau chùi bảo dưỡng đèn.
 

VI- Hệ số phản xạ ánh sáng – hệ số hấp thụ ánh sáng – hệ số truyền ánh sáng (Coefficient Of Reflectance – Coefficient Of Absorbtance – Coefficient Of Transmittance )

Khi một chùm sáng chiếu vào về mặt một loại vật liệu, tổng lượng quang thông F của chum tia sẽ bị phân chia làm 3 thành phần:
  • Phần quang thông Fp phản xạ ra khỏi bề mặt vật liệu.
  • Phần quang thông F bị hấp thụ bên trong vật liệu.
  • Phần quang thông Fɽ đi xuyên qua vật liệu.
a. Hệ số phản xạ ánh sáng (Coefficient Of Reflectance)
Hệ số phản xạ ánh sáng ρ của một loại vật liệu là tỷ số giữa lượng quang thông Fρ phản xạ ra khỏi vật liệu và tổng lượng quang thông F của chum tia sáng tới bề mặt vật liệu đó.
ρ = Fρ/F
b. Hệ số hấp thụ ánh sáng (Coefficient Of Absorbtance)
Hệ số hấp thụ ánh sáng ∞ của một loại vật liệu là tỷ số giữa lượng quang thông F bị hấp thụ bên trong vật liệu và tổng lượng quang thông F của chum tia sáng tới bề mặt vật liệu đó.
∞ = F/ F
c. Hệ số truyền ánh sáng (Coefficient Of Transmittance)
Hệ số truyền ánh sáng ɽ của một loại vật liệu là tỷ số giữa lượng quang thông F ɽ đi xuyên qua vật liệu và tổng lượng quang thông F của chum tia sáng tới bề mặt vật liệu đó.
ɽ= Fɽ/F
p/s: ρ + ∞ + ɽ  = 1
 
Nguồn tham khảo : https://daxin.vn/tong-hop-cac-thuat-ngu-va-khai-niem-lien-quan-ve-chieu-sang/#i-_nhiet_do_mau_correlated_color_temperature_ctt
Bạn đang xem: Tổng hợp các thuật ngữ và khái niệm liên quan về chiếu sáng
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0934883366
x