-
- Tổng tiền thanh toán:
Cách phân loại các dòng xe đạp hiện nay
Ngô Việt Dũng
Thursday, 06 July, 2023
Bên cạnh những mẫu xe đạp di chuyển trên đường phố thông thường, còn có rất nhiều loại xe độc đáo với các chức năng khác nhau. Có thể kể đến như xe đạp địa hình, xe đạp touring hay xe đạp đường trường. Mỗi loại xe lại có những đặc trưng nổi bật cũng như ưu và nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây của Shadow Việt Nam sẽ giúp bạn phân loại các dòng xe đạp phổ biến trên thị trường, đồng thời điểm qua một số phụ kiện cần thiết khi đi xe đạp.
Cách phân loại các dòng xe đạp hiện nay
1. Xe đạp được phân loại như thế nào?
Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, trên thị trường hiện nay đã và đang có rất nhiều các loại xe đạp với kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. Xe đạp có thể được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những cách sau đây:
- Phân loại xe đạp theo chức năng: Được chia thành nhiều loại như xe đạp đua, xe đạp MTB, xe đạp đường phố hay xe đạp biểu diễn…
- Phân loại xe đạp theo chất liệu khung: Có thể chia làm các loại như hợp kim nhôm, titanium, hợp kim thép hay chất liệu carbon…
- Phân loại xe đạp theo cấu trúc khung: Được chia làm 2 loại chính bao gồm khung gấp và khung thẳng.
Xe đạp được phân loại như thế nào?
2. Phân loại các dòng xe đạp phố biến hiện nay
Xe đạp hiện nay vô cùng đa dạng về kích thước, mẫu mã và giá thành. Tùy vào sở thích cá nhân và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại xe đạp phù hợp nhất. Dưới đây là một số thông tin phân loại các dòng xe đạp mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn:
2.1 Xe đạp thể thao
Xe đạp thể thao gồm 3 loại chính, đó là xe đạp địa hình (hay xe đạp MTB), xe đạp đua và xe đạp touring. Đặc điểm của từng loại sẽ được nêu rõ dưới đây:
Xe đạp địa hình - MTB, Enduro, downhill
Xe đạp địa hình là một trong các loại xe đạp phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích. Đặc điểm của xe đạp địa hình là có trọng lượng nặng hơn so với các dòng xe khác. Phần khung thiết kế thẳng, khung xe chắc chắn, lốp xe nhiều gai dễ bám đường.
Xe đạp địa hình có thể sử dụng trên mọi cung đường khác nhau, từ núi đá cho đến đèo dốc hay đường gồ ghề. Loại xe này sẽ là người bạn không thể thiếu với những ai đam mê đạp xe, thích phiêu lưu mạo hiểm.
Xe đạp địa hình - MTB, Enduro, downhill
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Xe đạp đua - Road Bike
Xe đạp đua có thiết kế phù hợp cho việc di chuyển trên đường nhựa bằng phẳng, thường thấy trong các giải đua xe chuyên nghiệp. Xe có phần ghi đông dạng sừng trâu, phuộc trước làm từ cacbon tổng hợp, không có giảm xóc. Phần bánh khá nhỏ, ít gai, khung xe tạo tư thế khí động lực học để giảm ma sát, nhanh chóng đạt được tốc độ cao khi điều khiển.
Xe đạp đua - Road Bike
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng điều khiển với tốc độ cao khi đi trên đường phẳng |
|
Xe đạp touring - gravel
Xe đạp touring là loại xe được thiết kế để mang vác hành lý cho những chuyến du lịch xa, di chuyển đường dài. Do đó, trọng lượng xe thường không quá nặng, khung sườn dài và vững chắc. Khung xe được làm từ chất liệu êm ái, tăng khả năng chịu tải.
Phần vành xe vô cùng chắc chắn, lốp xe kích thước trung bình, có ít gai. Cấu tạo xe tuy khá đơn giản nhưng hệ thống phanh thẳng, bộ phận tăng giảm líp và ghi đông đều có chất lượng cao.
Xe đạp touring - gravel
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Thiết kế đơn giản, cổ điển nên không quá nổi bật. |
2.2 Xe đạp đường phố - City bike
Xe đạp đường phố được chia ra làm 2 loại chính, bao gồm xe đạp đường phố mini và xe đạp không phanh Fixed Gear. Dưới đây là những thông tin về thiết kế và ưu nhược điểm của hai loại xe này:
Xe đạp đường phố mini
Xe đạp đường phố mini có kiểu dáng khá truyền thống và đơn giản. Loại xe này nổi bật với phần yên xe rộng, độ đàn hồi cao tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi. Phần chân chống dày, khá cứng cáp và có độ bền cao. Phía sau xe được trang bị thêm gác baga để chở người hoặc hàng hóa,
Hầu như gia đình nào cũng có cho mình một chiếc xe đạp đường phố mini để phục vụ cho việc đi chợ và đưa đón con trên những chặng đường ngắn. Đây cũng là phương tiện thích hợp để các chị em phụ nữ đi dạo, luyện tập thể thao.
Xe đạp đường phố mini
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Thiết kế đơn giản, truyền thống không quá bắt mắt |
Xe đạp Fixed Gear
Xe đạp Fixed Gear hay xe đạp không phanh có cấu tạo tối giản, hoàn toàn không có hệ thống phanh, chắn bùn, gác baga, bộ đề hay chân chống. Loại xe này còn có thể sử dụng được nhiều loại ghi đông khác nhau tùy theo từng phong cách lái.
Xe đạp Fixed Gear chuyển động nhờ vào dây xích nối giữa đùi đĩa và líp. Đặc trưng của líp là bánh răng chết nên nguyên tắc khi đạp xe này là đạp ngược xe để đi lùi hoặc dừng đạp để ngừng lại.
Xe đạp Fixed Gear
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.3 Xe đạp trẻ em
Xe đạp trẻ em đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, được thiết kế sao cho phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, phổ biến là xe đạp thăng bằng, xe đạp ba bánh và xe đạp tích hợp bánh phụ.
Xe đạp thăng bằng là loại xe không có bánh, được sử dụng cho những bé từ 18 tháng tuổi trở lên và đang tập đi. Xe đạp ba bánh rất phổ biến, dành cho những bé từ 3-6 tuổi đang tập lái xe. Xe đạp tích hợp bánh hỗ trợ cũng dùng cho các bé mới tập đi xe nhưng ở độ tuổi lớn hơn. Khi bé đã biết đi thì phụ huynh có thể tháo bánh hỗ trợ ra để bé đi như những chiếc xe thông thường.
Xe đạp trẻ em
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
2.4 Các loại xe khác
Bên cạnh những loại thường thấy, trên thị trường hiện nay còn có một số mẫu xe khác như xe đạp lai, xe đạp gấp hay xe trợ lực điện. Nếu bạn đang tìm hiểu về các mẫu xe này thì dưới đây là một số thông tin cần biết:
Xe đạp lai
Xe đạp lai có thiết kế khá độc lạ và chưa thật sự phổ biến ở thị trường Việt Nam. Dòng xe này có thiết kế phối hợp giữa xe đạp thể thao, xe đạp đua, xe đạp địa hình và xe đạp touring.
Khung xe đạp lai khá giống xe đạp địa hình nhưng được thiết kế gọn nhẹ hơn để giảm tải trọng. Bánh trước trang bị phuộc giảm xóc, phần yên xe cũng rộng rãi và thoải mái hơn, cho phép di chuyển trên những chặng đường dài mà không bị mỏi.
Xe đạp lai
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Thiết kế khá lạ, chưa thực sự phổ biến ở thị trường Việt Nam |
Xe đạp gấp
Xe đạp gấp là mẫu xe có thiết kế khá thông minh, tổng thể đơn giản và ít chi tiết. Dòng xe này được nhiều người sử dụng nhờ kiểu dáng gọn nhẹ, nhiều mẫu mã khác nhau. Khi sử dụng xong, bạn có thể xếp lại dễ dàng và tiết kiệm tối đa không gian. Nếu muốn tìm mua mẫu xe này. bạn có thể tham khảo ở một số thương hiệu như Fornix, Fury, Galaxy, Giant, Sava….
Xe đạp gấp
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Xe trợ lực điện
Xe trợ lực điện hiện nay được khá nhiều người dùng ưa chuộng. Tích hợp động cơ điện giúp giảm mất sức khi đạp xe, có thể di chuyển như xe đạp điện thông thường.
Loại xe này trang bị 3 chế độ không trợ lực, trợ lực điện và tay ga, nên bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn. Xe trợ lực phù hợp với mọi đối tượng, có nhiều mẫu mã khác nhau như xe đạp biểu diễn trợ lực, xe đạp gấp trợ lực… Tùy vào nhu cầu mà người dùng có thể lựa chọn sao cho hợp lý.
Xe trợ lực điện
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
3. Những phụ kiện không thể thiếu khi chọn mua xe đạp
Bên cạnh việc tìm hiểu phân loại các dòng xe đạp, bạn cũng cần trang bị cho mình đầy đủ các phụ kiện cần thiết trước mỗi chuyến đi. Một số vật dụng không thể thiếu khi đạp xe bao gồm găng tay, mũ bảo hiểm, giày thể thao, bình nước… Đặc biệt là đèn pin - phụ kiện cung cấp ánh sáng trong đêm tối, đồng thời là đèn báo hiệu trong các tình huống khẩn cấp. Trang bị đèn xe đạp đầy đủ sẽ đảm bảo an toàn cho không chỉ bạn mà cả những người tham gia giao thông khác.
Nếu bạn đang tìm kiếm các mẫu đèn pin cho xe đạp chất lượng với giá thành phải chăng thì hãy liên hệ ngay với Shadow Việt Nam để được tư vấn đầy đủ. Shadow Việt Nam là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp đèn pin và vật dụng chiếu sáng, hiện có đầy đủ các sản phẩm từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như Fenix hay Magicshine…
Những phụ kiện không thể thiếu khi chọn mua xe đạp
Hy vọng một số thông tin trên đây đã giúp bạn phân loại các dòng xe đạp, đồng thời hiểu được thêm về các loại xe phổ biến nhất trên thị trường. Từ đó, lựa chọn được cho mình dòng xe có kiểu dáng phù hợp nhất với mục đích sử dụng và nhu cầu cá nhân.