Bán đèn pin siêu sáng, đèn chuyên dụng chất lượng cao

Cùng Shadow Việt Nam tìm hiểu ngay 15 lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông. Truy cập ngay vào bài

15 lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

Ngô Việt DũngNgô Việt Dũng 15 lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thôngThursday, 06 July, 2023

Theo số liệu thống kê hàng năm, đa số các vụ tai nạn xe cộ ở nước ta đều phát sinh do ý thức của con người. Do đó, bất cứ ai đang tham gia giao thông cũng phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết để hạn chế tai nạn và rủi ro. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Shadow Việt Nam tìm hiểu ngay một số lưu ý đi xe đạp an toàn, cũng như những điều cần chuẩn bị để trước khi tham gia giao thông. 

Lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

Lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

1. Chuẩn bị xe đạp và trang phục, phụ kiện khi đạp xe

Trước khi tham gia giao thông, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết, đồng thời kiểm tra xem các bộ phận trên xe đã ổn định hay chưa. Việc kiểm tra phanh, săm, lốp trước khi di chuyển là vô cùng quan trọng. Bởi chúng sẽ giúp bạn hạn chế các tai nạn không mong muốn, đồng thời giảm tỷ lệ rủi ro. 

1.1. Kiểm tra tình trạng bảo dưỡng của xe đạp

  • Kiểm tra bộ chuyển động: Bộ chuyển động hay bộ chuyển tốc, bộ đề xe đạp là hệ thống điều khiển tốc độ của xe khi di chuyển trên các loại địa hình. Nếu có vấn đề xảy ra ở bộ phận này thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của xe, từ đó khiến bạn mất sức nhiều hơn khi đạp. Để khắc phục điều này, khi đạp xe trên những địa hình nhiều dốc, hãy chỉnh líp lớn để đạp nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, nếu muốn đạp nặng, tăng tốc thì chỉnh líp nhỏ lại. 
  • Kiểm tra phanh: Kiểm tra phanh xe cũng là bước vô cùng quan trọng để hạn chế tai nạn và rủi ro. Bạn nên kiểm tra trước khi đi và sửa ngay nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường. 
  • Kiểm tra săm, lốp: Săm, lốp nên được kiểm tra để chắc chắn không có bất cứ vấn đề không mong muốn nào xảy ra. Nhất là những trường hợp bạn phải di chuyển trên một quãng đường dài. 
  • Kiểm tra độ cao của yên, vị trí tay lái: Trước khi sử dụng xe đạp, hãy chắc chắn bạn đã điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho phù hợp. Hãy thử xem liệu hai bàn chân của bạn đã đủ thoải mái khi đặt lên bàn đạp hay chưa. Bên cạnh đó, hai đầu gối khi đạp cũng không được cao quá hông, và chân bạn phải chống được xuống mặt đất một cách thuận tiện khi dừng. 
  • Lưu ý thường xuyên bảo dưỡng xe đạp định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, xe đạp của bạn chắc chắn sẽ xuất hiện các vấn đề ở phanh, xích, lốp… và cần được bảo dưỡng. Kiểm tra xe định kỳ là điều quan trọng để tăng độ bền khi đạp xe, đồng thời hạn chế hư hỏng. 

Kiểm tra tình trạng bảo dưỡng của xe đạp

Kiểm tra tình trạng bảo dưỡng của xe đạp

1.2. Trang bị dụng cụ vá săm lốp và sửa chữa cơ bản

Trong quá trình đạp xe, không thể tránh khỏi trường hợp xe bị hư hỏng giữa chừng. Do đó, đừng quên chuẩn bị một bộ dụng cụ vá săm lốp và sửa xe cơ bản. Chắc chắn nó sẽ trở thành công cụ đắc lực để bạn tự tin đạp xe trên một quãng đường dài. 

1.3. Trang bị đèn cho xe đạp

Trang bị đèn cho xe đạp là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro khi tham gia giao thông. Do đó, nếu có đủ điều kiện, hãy lắp thêm đèn pha và đèn hậu đầy đủ. Chúng không chỉ cung cấp đủ ánh sáng cho bạn mà còn là tín hiệu cho các phương tiện khác. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số phụ kiện như áo phản quang, đèn hậu radar để dễ dàng phát hiện được phương tiện phía sau. Đèn hậu camera hành trình cũng là vật dụng nên có để ghi lại những sự cố, tai nạn. 

Trang bị đèn cho xe đạp

Trang bị đèn cho xe đạp

1.4 Chuẩn bị bị trang phục phù hợp, an toàn

Về trang phục, đừng quên đội mũ bảo hiểm khi đạp xe để hạn chế va đập vùng đầu. Lưu ý lựa chọn những loại mỹ chính hãng, có chất lượng tốt và độ bền bỉ cao. 

Bên cạnh đó, trang phục khi đạp xe cũng nên gọn gàng và thoải mái. Hạn chế quần áo quá chật hay quần ống rộng, lòa xòa có thể mắc vào xích xe. Quần áo đạp xe nên được làm từ chất liệu thoáng khí, thoát mồ hôi tốt. Nếu di chuyển vào ban đêm, bạn cũng có thể mặc quần áo dạ quang để những phương tiện khác dễ nhìn thấy. 

1.5. Chuẩn bị đủ nước, điện giải và dinh dưỡng cho các cung đường xa

Trước khi đạp xe, đừng quên nạp dinh dưỡng bằng cách ăn nhẹ trước 30 phút. Việc nhịn ăn trước vận động sẽ không giúp bạn giảm được nhiều cân, ngược lại còn dễ gây kiệt sức, giảm hiệu quả tập luyện. 

Tuy nhiên, hãy bỏ qua những loại thực phẩm có chứa quá nhiều chất béo và axit. Thay vào đó, sử dụng thực phẩm lành mạnh, tiêu hóa dễ dàng như trái cây, trứng hay nước ép sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. 

Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị đầy đủ nước cho mỗi chuyến đi của mình. Bởi chạy xe đạp trong thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất nước và đuối sức. Nguyên tắc bổ sung nước khi vận động được các chuyên gia khuyên dùng như sau: 

  • Đúng lượng: Chỉ nên uống chậm rãi và uống từng ngụm nhỏ. Nạp vào một lượng nước quá lớn sẽ gây đầy bụng và khiến bạn cảm thấy không thoải mái. 
  • Đúng thời điểm: Thời gian nạp nước hợp lý nhất là từ 30-60 phút sau đạp xe. Không nên để đến khi khát rồi mới uống nước vì sẽ khiến cơ thể đuối sức rất nhanh. 
  • Đúng loại nước: Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước bù khoáng, bù muối cho cơ thể bên cạnh nước lọc. Một số loại nước khác như nước dừa hay nước ép trái cây, chanh muối… cũng có thể được tham khảo. 

Chuẩn bị đủ nước, điện giải và dinh dưỡng cho các cung đường xa

Chuẩn bị đủ nước, điện giải và dinh dưỡng cho các cung đường xa

1.6 Lên kế hoạch, thời gian biểu cho các chặng đạp xe

Việc lên kế hoạch cho các chặng đạp xe sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu, đồng thời nâng cao hiệu suất tập luyện. Hãy tăng dần về mức độ đạp xe cũng như chiều dài chặng đường để cơ thể bạn dễ dàng thích nghi và làm quen.

2. Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

Bên cạnh những việc cần chuẩn bị trước khi tham gia giao thông, để đi xe đạp an toàn, bạn cũng phải lưu ý những điều dưới đây. Thực hiện đầy đủ sẽ hạn chế được tỷ lệ rủi ro rất nhiều: 

2.1 Tuân thủ các quy tắc giao thông

Để đảm bảo an toàn, tất cả những ai tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm túc và đầy đủ quy định. Một số người điều khiển xe đạp thường không quan tâm đến vấn đề này và đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Một trong các quy tắc giao thông quan trọng nhất là bạn chỉ được di chuyển trên làn đường của mình, dừng lại khi gặp đèn đỏ và thực hiện theo các chỉ dẫn trên biển báo. 

2.2 Ngoài ra

  • Khi di chuyển đến các khu vực đặc biệt như nút giao thông hay ngã tư đèn đỏ, bạn cần về líp thấp. Đồng thời, nhanh chóng tăng tốc độ để tránh các phương tiện khác. 
  • Nếu đã trang bị đèn cảnh báo cho xe, hãy bật chúng bất cứ khi nào bạn tham gia giao thông kể cả ban ngày.

Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

3. Các lưu ý khi đạp xe

Nhiều người đi xe đạp thường bỏ qua các yếu tố như khởi động hay tư thế đạp xe chuẩn. Tuy nhiên, đây lại chính là những điều vô cùng quan trọng mà bạn cần biết khi đạp xe. Cụ thể như sau: 

3.1 Khởi động kỹ

Đừng quên khởi động bằng một vài động tác cơ bản trước khi đạp xe để làm nóng cơ thể. Bạn có thể xoay cổ tay, cổ chân, chạy bước nhỏ một đoạn ngắn, bật nhảy tại chỗ hoặc squat một vài hiệp… 

Khởi động là công việc vô cùng quan trọng trước khi tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các chấn thương không đáng có khi đạp xe như cứng cơ, căng cơ hay chuột rút…

3.2 Đạp đúng kỹ thuật

  • Tư thế đạp xe: Đạp xe đúng tư thế là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả rèn luyện đồng thời tránh tổn thương. Tư thế chuẩn là hơi nghiêng cơ thể về phía trước, duỗi thẳng 2 cánh tay đồng thời co duỗi hai chân thoải mái. Ngoài ra, đừng quên phối hợp đều đặn với nhịp thở, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng nhịp nhàng với nhịp đạp xe. 
  • Động tác đạp xe: Đạp xe đúng kỹ thuật giúp cơ thể bạn hoạt động đều đặn hơn, tăng năng suất luyện tập. 4 động tác quan trọng khi đạp xe bao gồm đap, kéo, nâng và đẩy. Cụ thể, khi chân phải đạp xuống thì chân trái nâng lên kéo theo sự di chuyển của bàn đạp. Tiếp tục đẩy xuống thì chân kia sẽ được nâng lên. Cứ đạp xe như vậy sẽ hạn chế mất sức đồng thời nâng cao hiệu quả. 

Đạp đúng kỹ thuật

Đạp đúng kỹ thuật

3.3 Nạp đủ nước và điện giải và năng lượng

Nguyên tắc bổ sung nước khi vận động được các chuyên gia khuyên dùng như sau: 

  • Đúng lượng: Chỉ nên uống chậm rãi và uống từng ngụm nhỏ. Nạp vào một lượng nước quá lớn sẽ gây đầy bụng và khiến bạn cảm thấy không thoải mái. 
  • Đúng thời điểm: Thời gian nạp nước hợp lý nhất là từ 30-60 phút sau đạp xe. Không nên để đến khi khát rồi mới uống nước vì sẽ khiến cơ thể đuối sức rất nhanh. 
  • Đúng loại nước: Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước bù khoáng, bù muối cho cơ thể bên cạnh nước lọc. Một số loại nước khác như nước dừa hay nước ép trái cây, chanh muối… cũng có thể được tham khảo. 

Nạp đủ nước và điện giải và năng lượng

Nạp đủ nước và điện giải và năng lượng

3.4 Lắng nghe cơ thể

Trong quá trình đạp xe, hãy chú ý đến những biến đổi trên cơ thể mình để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Chẳng hạn như, nếu cảm thấy mỏi cổ tay và cẳng tay, hãy thay đổi vị trí lái với ghi đông xe trong một thời gian ngắn. Đừng cầm tay lái quá lâu có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ hoặc chuột rút. 

4. Tip đi xe đạp an toàn ở địa hình khó

Địa hình đồi núi, gập ghềnh luôn là thử thách được nhiều dân phượt xe đạp chuyên nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, không phải cũng biết cách đi xe đạp an toàn trên những cung đường khó khăn này. Dưới đây là một số tip giúp bạn dễ dàng đi được trên những đoạn đường nhiều dốc hoặc có địa hình xấu. 

4.1. Leo dốc

Khi leo dốc hoặc đang đi trên địa hình núi cao, người lái xe nên lựa chọn bộ đĩa nhỏ với líp to phù hợp. Từ đó, bạn có thể hạn chế gánh nặng cho hai đầu gối của mình. Tuy nhiên, giảm nặng quá nhiều cũng có thể khiến tốc độ chậm đi, giảm năng suất luyện tập. 

Kỹ năng leo dốc

Kỹ năng leo dốc

4.2. Đổ dốc

Để xuống dốc dễ dàng, bạn nên về đĩa to líp nhỏ trước đó. Đồng thời, chú ý làm chủ tốc độ, bấm nhả liên tục hai tay phanh. Không nên bóp phanh trong thời gian dài có thể khiến phanh bị nóng, thậm chí mất phanh gây nguy hiểm. 

4.3. Kỹ năng vào cua

Vào cua là một kỹ năng cần sự quyết đoán và tin tưởng. Điều quan trọng nhất là bạn phải duy trì được tốc độ và vị trí của thân xe, bởi việc thay đổi hướng hay phanh gấp đều có thể khiến tay lái mất thăng bằng. 

Tuy là một kỹ thuật khá phổ biến, vào cua cũng yêu cầu nhiều kỹ năng để hạn chế rủi ro và chấn thương. Trong đó, hãy chú ý đến giai đoạn bắt đầu và quá trình thực hiện. 

  • Giai đoạn bắt đầu: Trước hết, quan sát đoạn bo cua thật kỹ từ đoạn mở đầu cho đến đỉnh góc cua để sẵn sàng di chuyển. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị và định hướng một cách rõ ràng. Khi vào khúc cua, lưu ý chạy chậm lại, đồng thời rẽ sát vào để đề phòng trường hợp có điểm mù ở góc cua. 
  • Quá trình thực hiện: Quá trình vào cua sẽ bắt đầu khi nghiêng xe và tiến vào đỉnh góc. Bạn hãy giữ trọng lực ở bàn đạp theo hướng ngoài, đồng thời tiếp tục nhìn về phía góc cua. Nếu đang ở tư thế thấp người, cong tay và đăt tại tay đề, lưng và cẳng tay hãy để thẳng, hạ thấp trọng tâm, ổn định và giữ thăng bằng. Tùy vào tốc độ di chuyển mà thả lực phanh sao cho phù hợp. Với các loại phanh đĩa, bạn có thể phanh từ bánh sau rồi mới đến bánh trước để đảm bảo an toàn.

Kỹ năng vào cua

 Kỹ năng vào cua

4.4 Địa hình xấu: giảm tốc độ

Ở các địa hình xấu hoặc những nơi đông người như nút giao nhau, hãy điều chỉnh líp thấp và giảm tốc độ. Một số trường hợp nếu không kiểm soát được tình huống thì người lái xe còn nên dừng lại hẳn. 

Đừng nên để số bánh răng quá cao, bởi điều này sẽ gây khó khăn vì bàn đạp trở nên nặng. Một lời khuyên dành cho những người mới đi xe đạp là khi đến những nơi có địa hình xấu, hãy giảm số bánh răng cuống. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển được chiếc xe theo ý mình. 

Trên đây là một số cách đi xe đạp an toàn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng trước khi tham gia giao thông, bạn sẽ kiểm tra kỹ những yếu tố trên, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để hạn chế rủi ro khi đi xe đạp. Nếu muốn theo dõi thêm nhiều bài viết khác về kỹ thuật đạp xe hay cách đạp xe an toàn, đừng quên theo dõi Shadow Việt Nam ngay hôm nay nhé. 

Bạn đang xem: 15 lưu ý đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0934883366
x