-
- Tổng tiền thanh toán:
Đạp xe hay chạy bộ, cái nào tốt hơn cho sức khỏe, vóc dáng?
Phạm Minh Phương
Tuesday, 06 February, 2024
Đạp xe và chạy bộ đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như vóc dáng, nhưng quyết định giữa việc đạp xe hay chạy bộ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những thứ không thể thiếu trong vận động là một bình nước, đèn pin về ban đêm, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi đạp xe cần trang bị thêm nón bảo hiểm và chạy bộ cần một đôi giày có chức năng dùng trong chạy bộ. Trước khi đưa ra quyết định, hãy cùng nhau khám phá ảnh hưởng của cả hai hoạt động này đối với sức khỏe và vóc dáng.
Đạp xe và chạy bộ tốt cho sức khỏe và vóc dáng
1. Đạp xe hay chạy bộ tốt cho sức khoẻ hơn?
Hai bộ môn thể thao đạp xe và chạy bộ đều mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe qua việc rèn luyện hằng ngày.
1.1. Sức khỏe tim mạch
Chạy bộ và đạp xe đều kích thích hệ tuần hoàn máu, tăng cường cơ tim, ổn định nhịp tim và cải thiện sức khỏe phổi. Một nghiên cứu từ Đại học Glasgow và được công bố ở Tạp chí y học Anh trên 263.450 người chỉ ra rằng việc đạp xe đi làm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong do mọi nguyên nhân. Đồng thời, đi bộ đến công ty làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Còn đối với chạy bộ, một đánh giá từ Hiệp hội Tim mạch châu Âu vào năm 2019 đã chỉ ra rằng nó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, và tử vong do mọi nguyên nhân. Ngay cả với cường độ nhỏ, chỉ 5–10 phút mỗi ngày với tốc độ dưới 9,7 km/h cũng đủ tác động đáng kể lên tim mạch.
Tạp chí Circulation năm 2018 có một bài nghiên cứu về chạy bộ, marathon toàn phần (26 dặm hoặc 42 km) có thể gây nhiều áp lực lên tim hơn bán marathon. Dù vận động là quan trọng, nhưng cũng cần duy trì mức độ hợp lý (không quá 60 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày/tuần) để tránh tình trạng kiệt sức.
Vận động tăng cường sức khỏe tim mạch
1.2. Sức khỏe xương khớp
Chạy bộ có lợi cho sức khỏe xương lâu dài hơn so với đạp xe do tác động lên xương cao hơn nhờ kích thích mô xương phát triển dưới sự hỗ trợ của hoạt động tuyến tụy giúp đáp ứng nhu cầu trao đổi chất trong thời gian dài.
Khi đạp xe, cơ thể rơi vào trạng thái vận động cường độ cao dễ tụt canxi máu nên lượng canxi trong xương có xu hướng giải phóng vào máu. Vì vậy, những người đi xe đạp có nguy cơ bị tụt khối lượng xương, đặc biệt là ở phần dưới cột sống. Hiện tượng này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, đạp xe tác động lực thấp lên các khớp hơn chạy bộ nên đạp xe ở mức độ nhẹ nhàng có thể giảm thiểu các triệu chứng viêm khớp, giảm đau - cứng khớp,...
Tóm lại, nếu bạn gặp vấn đề về xương khớp hay chỉ muốn vận động nhẹ thì nên chạy xe đạp, còn với người bình thường thì nên chạy bộ để cải thiện sức khỏe xương khớp tốt hơn.
Sức khỏe xương khớp cải thiện khi vận động
1.3. Rủi ro chấn thương
Bạn cần xem xét cả lợi ích và rủi ro chấn thương từ nhẹ đến nặng khi thực hiện 2 môn thể thao này. Chấn thương ở người chạy bộ thường phổ biến hơn và có thể gây đau và tổn thương cơ nhiều hơn so với người đạp xe.
Chấn thương thường gặp khi chạy bộ là ở đầu gối, đau bàn chân, chân, đùi, và xương chậu, có thể bao gồm cả viêm nẹp ống chân (viêm quanh xương ống quyển).
Chấn thương thường gặp khi đạp xe là ở đầu gối, đau lưng, đau cổ, tê cổ tay - cẳng tay, ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục.
Một số chấn thương xảy ra khi vận động sai cách hoặc quá sức
2. Đạp xe hay chạy bộ tốt cho vóc dáng hơn?
Bên cạnh, những lợi ích mà chạy xe đạp hay chạy bộ đem lại cho sức khỏe thì 2 bộ môn này còn cái thiện thân hình của bạn ở mức độ khác nhau.
2.1. Lượng calo tiêu thụ
Cơ thể khi vận động sẽ tiêu thụ và tăng cường chuyển hóa năng lượng giúp bạn đáp ứng các hoạt động thể thao. Để duy trì vóc dáng bạn nên chọn bộ môn chay bộ vì khả năng tiêu hao calo cao hơn. Sau đây là bảng so sánh hàm lượng đốt calo khi đạp xe và chạy bộ:
Thời gian |
Đạp xe (dưới 16 km) |
Chạy bộ (8 km) |
30 phút |
145 calories |
295 calories |
60 phút |
290 calories |
590 calories |
2.2. Xây dựng cơ bắp
Tuy rằng đạp xe có thể đốt calo ít hơn nhưng lại giúp xây dựng phần cơ nằm ở thân dưới của cơ thể do các động tác khi đạp xe sẽ giúp cơ thể tác động đến nhóm cơ tứ đầu cùng với gân kheo.
Đạp xe xây dựng các nhóm cơ thân dưới
2.3. Săn chắc cơ
Đi bộ sẽ khiến cho các khối cơ phần dưới săn chắc hơn bởi vì cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và chịu lực khá lớn, nhất là khi chân chạy sẽ tiếp giáp liên tục với mặt đất. Vì vậy, chạy bộ có thể giúp đốt cháy calo và săn chắc cơ bắp chân.
Chạy bộ giúp các khối cơ săn chắc
2.4. Giảm cân
Cách để giảm cân nhanh chóng đó là chạy bộ vì chúng giúp tiêu hao calo mà cơ thể nạp vào. Tuy nhiên, đạp xe ít tác động lực lên các khớp, khi duy trì luyện tập lâu dài có thể sẽ cho phép bạn tập thể dục lâu hơn và đốt cháy nhiều calo hơn, kết quả là bạn có thể đốt cháy calo cao hơn cả chạy bộ.
Vận động giúp giảm cân
3. Một số lưu ý quan trọng khi tập thể thao rèn luyện sức khỏe
Rèn luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên hãy trang bị đầy đủ phụ kiện hỗ trợ để đảm bảo an toàn khi vận động.
- Điều cần lưu ý khi chạy bộ là một đôi giày tốt có chức năng thoáng khí và nâng đỡ bàn chân, đế giày có khả năng chống trượt sẽ giảm tình trạng mòn đế.
- Đối với bộ môn đạp xe, hãy chú ý đến việc lựa chọn chiếc xe đạp phù hợp với mục đích sử dụng và đừng quên đội nón bảo hiểm.
- Dù là môn thể thao nào, khi đi vào trời tối phải thủ sẵn đèn pin xe đạp hoặc đèn đội đầu chạy bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đèn pin xe đạp hỗ trợ ban đêm
Thể dục đều đặn là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh, chạy xe đạp và chạy bộ là hoạt động bảo vệ và củng số sức khỏe cũng như duy trì vóc dáng khỏe mạnh. Hy vọng bài review trên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những lợi ích và lưu ý khi tham gia hai hoạt động thể thao này.